Hoạt động của máy tạo nhịp tim
Máy tạo nhịp kích thích tim của bạn bằng xung điện nhằm khôi phục nhịp tim bình thường, qua đó giúp bạn năng động hơn trong cuộc sống.
Khoảng 3 triệu người trên thế giới đang sống cùng máy tạo nhịp, và mỗi năm có hơn 600.000 máy tạo nhịp được đặt để điều trị bệnh nhịp chậm.
BẠN NÊN BIẾT
- Máy tạo nhịp tạo xung điện giúp kiểm soát nhịp tim của bạn.
- Nó còn lưu trữ và gửi thông tin cho bác sĩ điều trị về tình hình trái tim của bạn.
- Máy tạo nhịp thường được đặt thông qua tiểu phẫu.
- Máy tạo nhịp thường xuyên tự kiểm tra pin. Các bác sĩ cũng sẽ kiểm tra pin khi kiểm tra máy.
BỆNH NHỊP CHẬM LÀ GÌ?
Bệnh nhịp chậm là nhịp tim bị chậm một cách bất thường, rơi vào khoảng dưới 60 nhịp một phút. Dẫn đến việc các buồng tim của bạn không co bóp đủ nhanh để cung cấp máu, khiến cơ thể không nhận được đủ lượng oxy và chất dinh dưỡng cần thiết. Kết quả là bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, khó thở và ngất xỉu.
CÁCH MÁY TẠO NHỊP HOẠT ĐỘNG
Đa số máy tạo nhịp gồm 2 phần:
- Một máy tính nhỏ bằng kim loại được vận hành bằng pin được đặt vào mô mềm dưới da trên ngực.
- Dây dẫn được cấy vào bên trong buồng tim và kết nối đến máy.
Máy tạo nhịp liên tục theo dõi nhịp tim của bạn và tạo xung điện (theo cài đặt của bác sĩ) giúp tạo nhịp khi tim bạn đập quá chậm.
Ngoài ra máy tạo nhịp còn lưu trữ thông tin về trái tim của bạn. Giúp bác sĩ tính toán và điều chỉnh thông số cài đặt.
PIN CỦA MÁY TẠO NHỊP
Như mọi loại pin khác, pin của máy tạo nhịp cũng cạn dần theo thời gian. Vì pin được gắn vĩnh viễn vào máy tạo nhịp và không thể tách rời, nên chỉ có thể thay thế hoàn toàn máy tạo nhịp khi hết pin. Thời gian sử dụng của pin dài hay ngắn phụ thuộc vào chương trình cài đặt của bác sĩ và liệu pháp bạn nhận dược là bao nhiêu.
Máy tạo nhịp có khả năng tự theo dõi pin, bác sĩ có thể dựa vào đó để theo dõi pin khi kiểm tra máy
LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG MÁY TẠO NHỊP
Nhờ việc ngăn không cho trái tim đập quá chậm, máy tạo nhịp giúp bệnh nhân ngăn ngừa các triệu chứng như: mệt mỏi, đầu óc lâng lâng và ngất xỉu. Máy tạo nhịp đưa bạn trở lại với cuộc sống năng động hơn bằng cách tùy chỉnh nhịp tim tùy theo mức độ hoạt động của bạn.
RỦI RO CỦA VIỆC SỬ DỤNG MÁY TẠO NHỊP
Mặc dù các biến chứng không thường xuyên xảy ra, nhưng việc kiểm soát những rủi ro liên quan đến máy tạo nhịp vẫn rất quan trọng. Bạn nên xem xét ý kiến của bác sĩ tư vấn về những rủi ro sau:
- Xuất huyết
- Máu đông
- Gây tổn hại đến các bộ phận liền kề (sợi gân, cơ, dây thần kinh)
- Thủng phổi hoặc tĩnh mạch
- Tổn thương tim
- Xuất hiện cơn rối loạn nhịp nguy hiểm
- Đau tim
- Đột quỵ
- Tử vong
Một số rủi ro sau quá trình cấy ghép bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn trong những rủi ro sau:
- Nhiễm trùng
- Phần da xung quanh túi máy bị chùn xuống
- Máy và dây có thể bị di dời khỏi vị trí ban đầu
- Điện cực của dây hoặc xung điện có thể gây tổn hại cho mô tim, bao gồm cơ tim và hệ thần kinh
- Không làm quen được với máy tạo nhịp
- Máy tạo nhịp không hoạt động như kỳ vọng
Liên hệ với bác sĩ để hiểu rõ hơn về lợi ích và rủi ro đi cùng máy tạo nhịp.
Xem thêm bài viết khác:
CÔNG TY TNHH H.T.L (HTL Trading Co ., Ltd) chuyên cung cấp trang thiết bị y tế, đặc biệt trong lĩnh vực thiết bị điều trị rối loạn nhịp tim, khảo sát và cắt đốt điện sinh lý tim & hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể. Đội ngũ kỹ sư, nhân viên giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất.