Chăm sóc sau mổ và những điều cần lưu ý

Bệnh nhân sau mổ luôn cần có sự quan tâm và chăm sóc của gia đình và các y bác sĩ để nhanh chóng hồi phục, kiểm soát được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Không chỉ vậy, bản thân người bệnh cũng cần lưu ý để đảm bảo sức khoẻ sau mổ tốt nhất

cham-soc-sau-mo-va-dieu-can-biet

Ngay sau khi mổ và lưu viện.

Ca mổ cần bao lâu thời gian để thực hiện được dựa theo mức độ phức tạp của ca bệnh và không phải trường hợp nào cũng gây mê mà chỉ cần làm tê cục bộ, tuy nhiên vẫn phải lưu ý theo dõi sức khoẻ. Để tính được khoảng thời gian sau mổ, cần quan tâm đến mốc thời gian từ lúc kết thúc phẫu thuật đến khi bệnh nhân hồi phục khả năng lao động. Có thể chia thành 2 giai đoạn như sau:

  • Thời gian nằm trong phòng hậu phẫu thường là 24 giờ đầu để bệnh nhân có thời gian thoát mê và được theo dõi kỹ.
  • Thời gian chuyển bệnh và chăm sóc tại khoa sang khoa để tiếp tục.

Chăm sóc người bệnh tại nhà.

Sau khi xuất viện, sức khoẻ bệnh nhân sau mỗ đã ổn định và phục hồi tốt nhưng cũng không nên lơ là việc chăm sóc vết thương cũng như cần sự quan tâm đặc biệt của gia đình và người thân. Nếu chăm sóc vết thương sau mỗ không đúng sẽ làm lâu lành và có sẹo mà nặng hơn là nhiễm trùng.

Khi chăm sóc vết thương tại nhà, cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bằng cách:

  • Thay tháo băng vết mổ

Là hình thức ngăn sự xâm lấn, ăn sâu vào băng cá nhân cũ do các mô mới mọc lên. Bác sĩ sẽ quy định bao lâu thì bệnh nhân hậu phẫu cần thay tuy nhiên cũng nên linh động nếu cảm thấy băng bẩn để kịp ngăn chặn nhiễm trùng.

  • Rửa, sử dụng thuốc và băng bó

Chỉ nên sử dụng các loại thuốc được các bác sĩ, người có chuyên môn cho phép bao gồm cả dung dịch rửa vết thương và thuốc sức. Đắp thuốc và dùng gạc cố định nhẹ nhàng đủ mềm không thô ráp nhằm hạn chế sự tổn thương do tương tác giữa hai bề mặt.

  • Dinh dưỡng cho người bệnh sau mổ

Hiện nay trên thị trường đã xuất hiệnh nhiều loại thực phẩm chức năng bổ sung từ hình thức sữa đến thuốc, tuy nhiên nguồn dinh dưỡng quan trọng và tốt nhất vẫn là thực đơn hằng ngày. Bệnh nhân và gia đình có thể tham khảo bác sĩ để biết các chất cần thiết để nhanh chóng phục hồi vết giàu protein, chất xơ, chất khoáng để tăng cường trao đổi chất. Các loại thực phẩm nên có trong bữa ăn hằng ngày gồm các loại cơ bản như thịt, cá, trứng, sữa mà cụ thể hơn như cá hồi, các hãng sữa chuyên cung cấp cho người bệnh, các loại rau xanh…

Quan trọng không kém, bản thân bệnh nhân cần trang bị kiến thức cơ bản để xác định được các triệu chứng sau mổ như sưng, nóng, sốt vì đây có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng.

CÔNG TY TNHH H.T.L chuyên cung cấp trang thiết bị y tế, đặc biệt trong lĩnh vực thiết bị điều trị rối loạn nhịp tim, khảo sát và cắt đốt điện sinh lý tim & hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể. Đội ngũ kỹ sư, nhân viên giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất.


Nguồn thông tin và hình ảnh:

  1. Canva
  2. Thông tin từ nhiều nguồn và tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

Bài viết mới